Trước khi xây dựng nhà ở, việc trước tiên gia chủ cần làm đó là có một bản thiết kế. Vậy một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở đầy đủ gồm những gì? Hôm nay Thành Vinh sẽ chia sẻ để các bạn hiểu rõ hơn về bản thiết kế xây dựng nhà ở là gì? danh mục các hồ sơ bao gồm những gì? Tại sao cần có bản vẽ thiết kế trước khi xây nhà ?… Hy vọng bài viết sẽ phần nào góp thêm thông tin cho bạn; làm cơ sở lựa chọn gói thiết kế phù hợp, cũng như thuận tiện cho việc giám sát việc thiết kế nhà ở gia đình mình; góp phần xây nên một ngôi nhà đẹp, tiện tích và hài hòa về mọi điều.
Bản thiết kế xây dựng nhà ở là gì?
Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Căn cứ vào những bản vẽ đó để xây dựng nên ngôi nhà hoàn chỉnh.
Ngôn ngữ trong bản vẽ thiết kế là ngôn ngữ được sử dụng đồng loạt trên thế giới. Ngay cả khi không cùng chung tiếng nói, cũng có thể nhìn vào bản vẽ mà hiểu được hàm ý của nó.
Bản thiết kế xây dựng nhà ở dùng để làm gì?
Mục đích của hồ sơ thiết kế đó là xây nhà. Thông qua bản vẽ các kỹ sư, kiến trúc sư biết được quy cách xây nên một ngôi nhà; tính toán được diện tích xây dựng; xác định kích thước và bố trí ra sao,…
Bản thiết kế xây dựng bao gồm những gì?
Bảng tóm tắt hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở gồm các hạng mục sau đây:
STT | DANH MỤC HỒ SƠ | MÔ TẢ NỘI DUNG HỒ SƠ |
---|---|---|
1 | Hồ sơ xin phép xây dựng | – Đầy đủ hồ sơ xin phép xây dựng theo quy định |
2 | Hồ sơ phối cảnh | – Phối cảnh 3D mặt tiền |
3 | Hồ sơ kiến trúc | – Mặt bằng kỹ thuật các tầng – Các mặt đứng triển khai – Các mặt cắt kỹ thuật thi công – Mặt bằng trần giả – Mặt bằng lát sàn, mặt bằng bố trí đồ nội thất |
4 | Hồ sơ nội thất | – Trang trí nội thất, ánh sáng, vật liệu, màu sắc toàn nhà, vách đá trang trí, đồ gỗ furniture… – Triển khai chi tiết các thiết bị nội thất. – Triển khai các chi tiết trang trí tường, vườn cảnh.. |
5 | Hồ sơ chi tiết cấu tạo | – Chi tiết thiết kế cầu thang, ban công, vệ sinh, cửa và các chi tiết khác của công trình… |
6 | Hồ sơ kết cấu | – Phần ngầm: cọc, móng, dầm, giằng hầm tự hoại, bể nước… – Mặt bằng dầm sàn, cột các tầng – Chi tiết cầu thang, chi tiết cột, chi tiết dầm, chi tiết mái – Các bảng thống kê thép |
7 | Hồ sơ thiết kế kỹ thuật M&E | – Thiết kế điện công trình – Cấp thoát nước công trình – Hệ thống thông tin liên lạc. Hệ thống chống sét |
8 | Phần thiết kế cảnh quan sân vườn | – Thiết kế cổng tường rào, hệ thống hạ tầng kỹ thuật – Sân đường đi dạo, giao thông nội bộ |
9 | Dự toán chi tiết và tổng dự toán xây dựng | – Bóc tách, liệt kê khối lượng, đơn giá, thành tiền các hạng mục thi công công trình |
10 | Giám sát tác giả | – Đảm bảo xem xét việc thi công xây lắp đúng thiết kế – Giúp chủ đầu tư lựa chọn vật liệu và thiết bị nội thất |
3 lợi ích của bảng thiết kế xây dựng nhà ở
Hồ sơ mẫu thiết kế xây dựng nhà ở đẹp sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn khách quan về ngôi nhà trong tương lai. Thiết kế một bộ hồ sơ trước khi bắt tay vào xây dựng là hoàn toàn có lợi.
– Bạn chỉ cần bỏ ra một khoảng chi phí không đáng kể để đem lại sự an tâm khi xây nhà. Không cần phải ước lượng từng cái cọc, cái móng,… vì trong bản vẽ đã có hướng dẫn xác định từng hạng mục chi tiết; và bạn chỉ cần bắt tay vào xây dựng tổ ấm cho mình.
– Các công trình xây dựng nhà ở thường yêu cầu giấy phép xây dựng. Khi có đầy đủ bản thiết kế xây dựng bạn không cần phải lo lắng vấn đề này nữa. Các kiến trúc sư sẽ phụ trách tư vấn cho bạn, để bạn không phải gặp rắc rối trong vấn đề xây dựng.
– Các bản vẽ thiết kế xây dựng, hồ sơ kỹ thuật,… thường được trình bày theo quy chuẩn nghiêm ngặt; đúng về tỉ lệ, kích thước, kỹ thuật,… Vì thế thi công xây dựng theo bản thiết kế thường sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn hơn. Đồng thời, khi bạn đọc được nội dung của bạn thiết kế, bạn có thể an tâm giám sát, theo dõi suốt quá trình xây dựng; đảm bảo ngôi nhà thực thiện theo đúng nguyện vọng của mình.
– Ngoài ra, bộ thiết kế kiến trúc còn được lưu một bảng tại cơ quan giám sát xây dựng của nhà nước (thanh tra xây dựng). Nếu có vấn đề gì xảy ra sau này cho căn nhà thì bạn có thể dựa vào căn cứ đó để giải quyết vấn đề.
Quy trình và hồ sơ xin giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng nhà ở là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư/ chủ nhà để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình/ nhà ở.
Để được phép xây dựng, bạn cần phải xin giấy phép xây dựng. Thông thường thời gian cấp phép xây dựng là từ 10 ngày đến 20 ngày làm việc (nếu bạn đảm bảo đầy đủ các giấy tờ xin phép xây dựng).
Quy trình xin giấy phép xây dựng
– Bước 1: Lập hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng
– Bước 3: Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng ghi biên nhận và hẹn ngày khảo sát
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan cấp phép xây dựng hướng dẫn bổ sung hồ sơ, thực hiện lại bước 1.
– Bước 4: Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.
– Bước 5: Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã.
Hồ sơ đề nghị giấy phép xây dựng
– Đơn theo mẫu: 01 bản chính
– Giấy CNQSHNỞ và QSDĐỞ hoặc giấy CNQSDĐ (Kèm theo bản vẽ hiện trạng): 01 bản sao có thị thực.
– Bản vẽ thiết kế: 02 bản chính.
Mỗi bộ bản vẽ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất;
- Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
- Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực).
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn bắt đầu và hoàn thành bước đầu tiên của việc xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc nào về bản thiết kế xây dựng nhà ở cũng như thiết kế, kiến trúc, nội thất và thi công xây dựng; bạn có thể liên hệ với Thành Vinh để được tư vấn miễn phí nhiệt tình mọi thắc mắc của bạn.